MAP 2022 | The Purpose of Parahistory in Late Socialist Vietnam - Mục đích của Ngoại sử tại Việt Nam thời Hậu kỳ Xã hội Chủ nghĩa
MỤC ĐÍCH CỦA NGOẠI SỬ TẠI VIỆT NAM THỜI HẬU KỲ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Bài giảng của GS.TS Pamela Nguyen Corey, Đại học Fulbright Việt Nam
14:30 - 16:30 (Hanoi time) | 12.10.2022
ZOOM | Á Space - 59 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội
Miễn phí tham dự
Đăng ký trước tại: https://bit.ly/MAPlecture01
Ngôn ngữ: tiếng Anh
* Sự kiện dành cho đội ngũ của MAP và khách mời.
** Số người tham dự: tối đa 30 người (tại Á Space) và 100 người (trên ZOOM)
-------
Các cuộc khủng hoảng sinh tồn đã tái diễn xuyên suốt lịch sử Việt Nam hiện đại, nhất là trong bối cảnh Pháp thuộc, Nhật chiếm, và tập trung hoá kinh tế cũng như tập thể hóa nông nghiệp kiểu chủ nghĩa xã hội giai đoạn hậu thuộc địa và hậu chiến. Nạn đói lớn năm 1944-1945 – mà nguyên nhân được cho là tổng hợp của thiên tai, quản lý tệ hại của Pháp và Nhật, và can thiệp của Mỹ – để lại dấu ấn đáng kể trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Gần đây hơn, các nạn đói khác đã được ghi nhớ một cách sáng tạo thông qua một loạt các hình thức chính thức và phi chính thức, như phim, văn học, và triển lãm ở bảo tàng, dù rằng chúng chiếm một vị trí bất ổn hơn trong phạm vi trách nhiệm của nhà nước và theo đó là trong việc ghi chép lịch sử quốc gia. Dù vậy, ta vẫn có thể thấy rõ một khối lượng phong phú những biểu hiện và tưởng nhớ mang tính nghệ thuật về cuộc khủng hoảng đói kém trong lịch sử Việt Nam.
Các nghệ sĩ đương đại tiếp tục khám phá chủ đề về cái đói và ký ức về khủng hoảng sinh tồn ở Việt Nam, với hai tác phẩm nổi bật qua việc biểu đạt những sự kiện đó như là kết tinh xuyên thời gian, xuyên quốc gia của lịch sử. Biên niên sử một giấc mơ câm (Chronicles of a soundless dream) (2011) của Tiffany Chung hoà lẫn kome sodo (cuộc bạo động lúa gạo) ở Nhật năm 1918 với việc xếp hàng nhận khẩu phần trong thời kỳ Bao cấp ở Việt Nam (1975-1986) thông qua màn trình diễn vũ đạo sân khấu đầy cảm tính và trữ tình. Hạt Câm (Mute Grain) (2019) của Phan Thảo Nguyên mang đến một cuộc thơ thẩn thi vị, mơ màng của các mảnh vụn hình ảnh, chất liệu, và chuyện kể bằng lời băng qua các hình ảnh chuyển động, tranh lụa, và sắp đặt. Các trích dẫn từ văn học Ben-gan và Nhật Bản chuyển lệch tính cụ thể của tham chiếu lịch sử của tác phẩm khỏi nạn đói năm 1944-1945 ở Việt Nam thông qua sự tường thuật đặt trong các điều kiện đói khát và khủng hoảng địa chính trị khác.
Bài nói chuyện này xem xét điều gì có thể được nhận định là ham muốn định vị cái cá nhân và cái phổ quát thông qua việc hợp nhất các bối cảnh đó. Vì sao cần đến các phương tiện trình bày mở rộng như vậy khi mà sự xoá bỏ lịch sử hay khoảng trống trong chép sử không vấp phải tranh cãi? Đó có phải là nỗ lực nhằm khuấy đảo dòng tự sự quốc gia và sự hàn gắn có tính mục đích của nó? Tôi có ý định phát triển các câu hỏi này qua khái niệm ngoại sử, mà tôi lập luận rằng không nên hiểu trước nhất như một phương tiện để vượt rào kiểm duyệt văn hoá. Tôi dự định tìm hiểu và định nghĩa xem ngoại sử ở đây vận hành như thế nào thông qua triết học lịch sử của Benjamin (cũng như các yếu tố của thuyết song hành, sự tham dự, và trò chơi) và như một phương tiện mà qua đó nghệ sỹ có thể tế nhị phê bình – hơn là theo đuổi – công cuộc hàn gắn lịch sử.
-------
VỀ DIỄN GIẢ: Pamela Nguyễn Corey nghiên cứu và giảng dạy lịch sử nghệ thuật hiện đại và đương đại, tập trung vào khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh rộng hơn của xuyên quốc gia Châu Á và toàn cầu. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ (Lịch sử Nghệ thuật và Nghiên cứu thị giác) từ Đại học Cornell. Trước khi tham gia giảng dạy tại Đại học Fulbright Việt Nam vào tháng Một năm 2021, cô là Phó giáo sư của khoa Lịch sử Nghệ thuật và Khảo cổ học tại Đại học SOAS London. Pamela đã xuất bản bài đăng trên nhiều tạp chí học thuật, các cuốn tài liệu phát hành trong triển lãm, cũng như các nền tảng dành cho bình luận nghệ thuật và văn hóa. Cuốn sách đầu tay của cô, The City in Time: Contemporary Art and Urban Form in Vietnam and Cambodia* (NXB Đại học Washington, 2021), đã nhận được tài trợ của Quỹ Xuất bản Millard Meiss từ Hiệp hội Nghệ thuật Cao đẳng.
* [tạm dịch tên sách: Đô thị Đương đại: Nghệ thuật đương đại và hình thái đô thị ở Việt Nam và Campuchia] tại khoa Lịch sử Nghệ thuật và Khảo cổ học tại Đại học SOAS London.
VỀ MAP: Tháng thực hành Nghệ thuật (MAP) là một dự án thường niên của Heritage Space được vận hành từ 2015, nhằm mục đích tạo ra một nền tảng thực hành, thể nghiệm và trao đổi về nghệ thuật đương đại như một Phòng thí nghiệm Nghệ thuật mở. Mỗi năm, MAP đặt ra một chủ đề làm việc chuyên biệt, mời sự tham gia của các nghệ sĩ quốc tế sang Hà Nội thực hành và trao đổi với các nghệ sĩ trẻ tài năng Việt Nam. Chủ đề của MAP 2022 là “Chiến tranh” – nhằm khơi gợi những suy tư và dự cảm về những cuộc chiến trong quá khứ, thực tại, những uẩn khúc chưa biết tới, sự thật chưa được gọi tên và tương lai bất định. MAP 2022 có sự tham gia của 10 nghệ sĩ đến từ Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, cùng với một số nhà nghiên cứu, giám tuyển khách mời. Dự án bao gồm giai đoạn trao đổi và lưu trú trong tháng 10-11/2022, sau đó là một triển lãm vào cuối tháng 11 tại Hà Nội.
-------------------------------------------------------------------------
THE PURPOSE OF PARAHISTORY IN LATE SOCIALIST VIETNAM
Lecture of Prof. Dr. Pamela Nguyen Corey, Fulbright University Vietnam
14:30 - 16:30 (Hanoi time) | 12.10.2022
ZOOM | Á Space - 59 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội
Free entry, English only.
Advance registration: https://bit.ly/MAPlecture01
* Private event for MAP's participants and guest artists
** Maximum number of participants: 20 people (Á Space), 100 people (ZOOM)
—
Subsistence crises have recurred throughout Vietnamese modern history, notably in the contexts of French colonialism, Japanese occupation, and postcolonial and postwar communist economic centralization and agricultural collectivization. The Great Famine of 1944-1945 - whose causes have been attributed to the convergence of natural disaster, French and Japanese mismanagement, and American interference – has been significantly commemorated within Vietnamese revolutionary history. Other, more recent, episodes of hunger have been creatively remembered through a range of official and unofficial forms, such as film, literature, and museum exhibitions, even if such episodes occupy a more uneasy place within the sphere of state culpability and thus national historiography. Nonetheless, there is clearly a rich body of artistic expression and remembrance of the crisis of hunger in Vietnamese history.
Contemporary artists have continued to explore the topic of hunger and the memory of subsistence crisis in Vietnam, with two works standing out for their depiction of such events as transtemporal, transnational crystallizations of history. Tiffany Chung’s chronicles of a soundless dream (2011) blurs the 1918 kome sodo (rice riots) in Japan with the queuing for food rations during the Subsidy Period (1975-1986) in Vietnam through a visceral, and lyrical, theatrical dance performance. Phan Thao Nguyen’s Mute Grain (2019) serves as a poetic, dreamlike meandering of fragments of images, materials, and oral narratives across moving image, silk painting, and installation. Quotations from Bengali and Japanese literature dislocate the specificity of the work’s historical reference to the 1944-1945 Great Famine in Vietnam through narration set in other conditions of starvation and geopolitical crisis.
This talk considers what may be perceived as the desire to locate the personal and the universal through the merging of such contexts. Why the need for such expanded means of representation when historical erasure or historiographical gap are not at issue? Is it an attempt to unsettle the national narrative and its teleological rehabilitations? I intend to develop these questions through the concept of parahistory, which I argue should not be primarily understood as a means of bypassing cultural censorship. I plan to explore and define how parahistory functions here through Benjamin’s philosophy of history (as well as the elements of parallelism, participation, and play) and as a means through which the artists may be subtly critiquing – rather than pursuing – the project of historical rehabilitation.
-------
ABOUT GUEST SPEAKER: Pamela Nguyen Corey researches and teaches modern and contemporary art history, focusing on Southeast Asia within broader transnational Asian and global contexts. She received her Ph.D. (History of Art and Visual Studies) from Cornell University. Prior to joining Fulbright University Vietnam in January 2021, she was an assistant professor in the History of Art & Archaeology department at SOAS University of London. Pamela has published in numerous academic journals, exhibition catalogs, and platforms for artistic and cultural commentary. Her first book, The City in Time: Contemporary Art and Urban Form in Vietnam and Cambodia (University of Washington Press, 2021), was the recipient of a Millard Meiss Publication Fund from the College Art Association.
ABOUT MAP: The Month of Art Practices (MAP) is an annual international art exchange project initiated and operated by Heritage Space since 2015. Each year, MAP sets out a specific theme, inviting the participation of internationally acclaimed artists and curators to come to Hanoi (Vietnam) to practice and exchange with talented young Vietnamese artists. MAP 2022 has the theme "WAR" - a response to the wars from the past to present time by different perspectives and minor histories. There are 10 artists from Germany, Japan, Korea and Vietnam participating in this project. MAP 2022 includes 2-month residency and exchange (October - November 2022), followed by an exhibition at the end of November 2022.
Back | ||||||||||||